PAU là gì – Đặc điểm và cách tính Primary Air Units

Với những người không làm trong nghề nên không có chuyên môn, không được chỉ dẫn thường rất dễ nhầm lẫn các khái niệm trong phòng sạch như PAU, ACU, AHU hay FCU. Trong bài viết này ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải thích cho bạn nghe về thuật ngữ PAU. Vậy khái niệm PAU là gì, định nghĩa của PAU như thế nào và cách tính PAU thực tế ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nội dung chi tiết về PAU phòng sạch ở dưới đây nhé.

1. PAU là gì? Định nghĩa PAU và thiết bị PAU phòng sạch

pau-la-gi

Thuật ngữ PAU là gì?

PAU là từ viết tắt của Primary Air Units chỉ một loại thiết bị dùng để xử lý không khí tươi sơ bộ. Không khí đi ra sẽ được đưa vào AHU hay FCU sau đó hòa trộn khí sau đó cấp vào phòng sạch.

Thường thì PAU sẽ được dùng cho các khách sạn, các cơ sở khám chữa bệnh bệnh viện, các phòng sạch khác nhau.

Tác dụng của PAU là gì trong phòng sạch?

Thiết bị PAU sẽ xử lý độ ẩm không vượt quá max (60%), mức nhiệt độ và độ sạch của khối không khí trước khi được đưa vào phòng.

2. Đặc điểm của PAU

PAU và AHU là hai thiết bị phòng sạch có hình thức là giống nhau hoàn toàn. Chúng đều là những dàn giải nhiệt lớn với tầm thổi gió lớn trung bình ở mức cao hơn 20 mét. Đây là khoảng cách khá xa nên thường cột áp phải lớn tương tự tầm 300PA trở lên thì mới phù hợp.

Gió mạnh cộng hoạt động liên tục cùng với khoảng cách xa nên khi máy hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn. Nếu như ứng dụng lắp đặt PAU cho văn phòng thì yêu cầu phải thiết kế thêm cả thiết bị cách âm và bộ hút âm nữa.

Ở nhiều công trình có thể gặp phải trường hợp lấy gió tươi vào phòng rất khó khăn, vì vậy người ta phải dùng một chiếc quạt gió để tập chung lại và lấy gió tươi. Khi gió tươi lấy từ ngoài môi trường như vậy thường rất nóng. Để giảm nhiệt độ của không khí tươi xuống, người ta sẽ dùng PAU để giảm nhiệt độ gió tươi nên thường thiết bị PAU phải có cột áp lớn.

3. Cách tính PAU như thế nào

Có 2 cách cấp gió tươi vào các thiết bị điều hòa:

  • Thổi gió tươi trực tiếp vào không gian tương tự như chức năng một thiết bị AHU
  • Thổi trước khi cho khí vào FCU, có thể thổi trực tiếp vào Mixing box của thiết bị FCU hoặc gần kề FCU

Nguyên tắc thiết kế của PAU là gì?

he-thong-pau

Hiểu được nguyên tắc thiết kế PAU chúng ta sẽ có được cái nhìn chi tiết và đưa ra được cách tính PAU chính xác nhất

Yêu cầu cấp gió khô hơn so với không khí trong không gian điều hòa. Điều kiện khô ở đây nói đến chính là độ chứa hơi hay độ khô, không phải là độ ẩm tương đối ( vì gió sau khi ra coil thì có mức độ ẩm là tương đối cao 85~95%).

Luôn cấp gió ở mức nhiệt độ càng thấp ( >9 nếu sử dụng VAV, > 11 nếu sử dụng CAV) khi có thể. Điều này sẽ làm giảm size thiết kế FCU hay Indoor Unit.

Vì vậy những nơi có thời tiết mùa đông mát mẻ dễ chịu như Lâm Đồng, Đà Lạt thì một mình thiết bị PAU có thể đảm nhận cho chức năng sưởi. Khi sử dụng như mục đích sưởi này có thể dùng coil nóng hoặc điện trở hay nguồn Heat-Recovery.

Cách tính PAU:

Hệ thống Constant Air Volume (CAV) có một nhược điểm là không thể duy trì mức độ ẩm khi nó giảm tải. Hầu như người ta chọn thiết kế thông số PAU ở mức 26DB/25DP (thường thấy thông số được chọn là 26~28 bầu khô/ 25~27 đọng sương).

Về tải lạnh có thể được phân chia thành 2 thành phần khác nhau bao gồm: Nhiệt độ gió tươi ngoài vào và các thành phần khác như internal, power, light, envelope…

PAU sẽ là thiết bị đảm nhiệm chức năng xử lý gió tươi như lọc khí, làm lạnh/ gia nhiệt, xử lý tách ẩm hoặc tạo ẩm trước khi đưa khí tươi vào FCU (indoor HVAC unit). Các FCU (indoor HVAC unit) kết nối sẽ xử thành phần và các công việc còn lại.

Có thể hiểu đơn giản là FCUs và PAU sẽ chia nhau tổng tải lạnh. Nếu như chọn mức nhiệt độ PAU ra thấp thì chúng ta sẽ làm giảm công suất FCUs và ngược lại. Nhưng một thành phần trong cách tính và thực tế luôn luôn không đổi đó là LƯU LƯỢNG GIÓ TƯƠI.

Ở những khu vực phòng sạch để làm việc hay sinh hoạt thì việc thiết kế PAU là một cách để điều khiển độ ẩm hiệu quả vì độ ẩm không khí chủ yếu do gió tươi mang vào. Và việc thiết kế PAU giúp giữ độ ẩm của không khí không vượt quá mức 60% (max = 60%)

Ví dụ cách tính PAU dễ hiểu cho bạn tham khảo:

Công trình cần thiết kế chiller với tổng tải lạnh là 2000kW, thông số lưu lượng gió tươi là 21,000 l/s. Giả sử trường hợp có không gian để đặt các thiết bị. Chúng ra sẽ có 2 cách thiết kế PAU như sau:

1 – Nhiệt độ gió ra PAU 26DB/25DP ( dew-point) với công suất PAU: 600kW – FCUs: 1400kW

2 – Nhiệt độ gió ra PAU 13DB/12DP với mức công suất PAU: 1400kW – FCUs: 600kW

Với PA1 thì độ khô gió ra sẽ là 20 g/kg với thông số PA2 là 8.7 g/kg. Với nhiệt độ phòng thiết kế 24-55% thì độ khô sẽ là 10.4 g/kg. Nghĩa là với điều kiện 1 chọn trái với nguyên tắc cơ bản của việc thiết kế PAU. PA1 chúng ta sẽ chọn 3xPAU (200kW~7,000 l/s) Mỗi PAU 3,000$ – 100xFCU 14kW – Mỗi FCU 200$. Thì tổng tiền PA1 sẽ là 29,000$.

PA2 chúng ta có thể chọn 4~6 cái và chọn 5xPAU ( 280kW – 4,200 l/s). Với mỗi PAU 4,000$ – 43xFCU 14kW, mỗi FCU giá 200$. Tổng tiền PA2 sẽ là 28,600$.

Nếu tính thêm các thiết bị phụ cùng hệ thống đường ống thì PA2 còn có thể rẻ hơn nữa. Khả năng dự phòng 2 phương án là tương đương nhau. Xét về mặt kỹ thuật thì phương án dùng PA2 tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *